fbpx

Những hiểu lầm thường mắc phải về Digital Marketing

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, hầu hết tất cả mọi người đều đã từng hoặc đang sử dụng digital marketing nhưng dường như họ lại không biết điều đó. Đơn giản là vì nhiều người sử dụng nhưng lại rất ít người hiểu được “Digital Marketing” là gì? Còn một số còn lại thì hiểu qua loa hoặc hiểu sai về khái niệm này. Vì vậy, bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn khai sáng vấn đề nan giải ấy.

 

1. Digital Marketing thật sự là gì?

digitalmarketing 2
Nguồn: Internet

– Dịch một cách sát nghĩa thì “digital” là tất cả những gì liên quan đến kỹ thuật số, còn “marketing” là tiếp thị. Vậy “Digital Marketing” là tiếp thị kỹ thuật số? Thật ra nghĩa của từ “marketing” khá rộng, nếu nói “marketing” là quảng cáo, PR, tiếp thị,.. thì sẽ rất phiến diện. Khái niệm này được đút kết thành quá trình kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Và, Digital Marketing là quảng bá sản phẩm hoặc thương hiệu thông qua một hoặc nhiều hình thức truyền thông điện tử. Truyền thông điện tử là phương tiện truyền thông sử dụng điện tử hoặc năng lượng điện cho người dùng cuối truy cập nội dung.

  • Sử dụng điện tử được hiểu là sử dụng môi trường trực tuyến (online) bao gồm những công nghệ hoặc nền tảng như website, email, ứng dụng điện thoại, các mạng xã hội,…
  • Sử dụng năng lượng điện được hiểu là sử dụng các thiết bị điện tử (kỹ thuật số) như ti vi, radio, điện thoại, màn hình LED quảng cáo ngoài trời, kính thực tế ảo,…

2. “Digital” có thể thay thế “Traditional”?

– Trước hết hãy xem qua một vài lợi thế của tiếp thị kỹ thuật số so với tiếp thị truyền thống:

  • Tiết kiệm chi phí
  • Sức lan truyền mạnh mẽ
  • Công cụ hỗ trợ quảng cáo đa dạng
  • Tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu
traditional marketing vs digital marketing
Nguồn: Internet

– Với những khác biệt lớn như thế thì liệu “digital” có thể soán ngôi “traditional” hay không? Câu trả lời là hoàn toàn không có sự “thay thế” nào ở đây cả. Chúng ta chỉ có thêm môi trường (Digital) và công cụ (Display ads, Social media, SEM…) để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả và sâu sát hơn, phối hợp cải thiện những khiếm khuyết lẫn nhau chứ không có việc “độc chiếm” xảy ra. Do vậy “Digital” hay “Traditional” luôn bổ trợ cho nhau và tuỳ từng hoàn cảnh mà công cụ nào được ưu tiên sử dụng.

– Thực tế Traditional vẫn chiếm ưu thế và điều đó còn lâu mới thay đổi. Ngân sách dành cho Traditional vẫn chiếm đến 80%, trong khi đó Digital vẫn loanh quanh ở mức 10%  – 20%. Thực tế thì viral clip không thay thế được TVC, màn hình máy tính không thể thay thế được các pano ngoài trời,.. Các nhãn hàng vẫn đang chạy TVC, báo giấy, tạp chí và xúc tiến tại điểm bán là nhiều nhất.

 3. Digital Marketing = Online Marketing?

Tiếp thị trực tuyến (Online Marketing) và tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) là các thuật ngữ thường bị nhầm lẫn với nhau và thường hay lạm dụng trong việc gọi tên chúng.

su khac nhau giua digital marketing va internetonline marketing 2
Nguồn: Internet

– Tiếp thị Kỹ thuật số (Digital Marketing): Là một khái niệm bao gồm cả về hai khía cạnh online và offline của marketing chứ không đơn thuần chỉ sử dụng internet, sử dụng website hay mạng xã hội. Ví dụ: bạn muốn chạy chiến dịch SMS marketing trên điện thoại di động để gửi tới khách hàng các chương trình khuyến mãi sắp tới từ doanh nghiệp của bạn, thì công nghệ được sử dụng để tạo và gửi tin nhắn tự động, nhưng người dùng không cần kết nối Internet để có thể nhận được SMS. Đó gọi được xem là mảng offline của digital. Tóm lại: Bất kỳ cái gì hoạt động dưới dạng nền tảng kỹ thuật số đều có thể coi là Digital Marketing, có thể liệt kê ra vài trường hợp như: Email, E-book, Games, Content, Video, Mobile Marketing, Quảng cáo TV,  OOH,..

– Tiếp thị Trực tuyến (Online Marketing): Là một tập hợp con của Digital, online là trực tuyến, có nghĩa là các hoạt động diễn ra bằng hình thức này chỉ có thể thực hiện được khi có kết nối internet. Ví dụ: khi chúng ta chạy Facebook ads trên một trang bán hàng hoặc gửi email quảng cáo đến cho khách hàng thì sẽ không ai có thể tiếp cận được các thông tin này nếu như các thiết bị của họ không kết nối internet, có thể liệt kê ra vài trường hợp như: Website, SEO, SEM, Display Ads (quảng cáo hiển thị), Social Media,..

– Thế nhưng, sự khác biệt có thực sự quan trọng không? Vấn đề không nằm ở việc sử dụng cái nào thì tốt, không nằm ở việc phân biệt đúng sai, mà nhằm để đạt mục đích quan trọng là bạn hiểu đúng được ý nghĩa của từng vấn đề và chọn kênh, phương tiện truyền thông, sử dụng các chiến thuật một cách phù hợp khi xây dựng kế hoạch tiếp thị tổng thể.

4. Giỏi về các công cụ “Digital” thì sẽ giỏi làm “Marketing”? Marketing là “đốt tiền”?

Marketing là “tư duy” và Digital Marketing cũng thế.

Marketing Tools 720x380
Nguồn: Internet

– Nếu bạn đã từng nghe qua phát biểu: “Tôi biết làm tất cả mọi thứ từ SEO, Photoshop, Facebook ads, Google adwords,.. nên tôi biết làm marketing” và cho rằng đó là điều đúng thì đó là một sai sót thường gặp. Sai lầm lớn nhất của doanh nghiệp là tôn thờ công cụ quảng cáo. Hãy nghĩ lại, Marketing là tư duy, chứ không phải công cụ. Marketing đặt mục tiêu thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng để đem về lợi nhuận, thị phần, thương hiệu. Tư duy của Marketing hướng đến người tiêu dùng để nhận về lợi nhuận. Thế nhưng, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam lại cho rằng bộ phận Marketing là không cần thiết, là tốn kém và “đốt tiền”, chỉ cần phòng kinh doanh (sales) là đủ. Nhưng đây là 1 quan niệm sai lầm và nguy hiểm. Marketing sẽ quyết định doanh nghiệp bán cái gì, bán cho ai, bán như thế nào. Vậy nếu không có bộ phận Marketing hoặc không ai có tư duy Marketing trong công ty, việc này sẽ được quyết định ra sao? Hay doanh nghiệp thích sản xuất cái gì thì sản xuất cái đấy, giỏi làm cái gì thì làm cái đấy, thích quảng cáo đại trà thế nào thì quảng cáo thế đấy? Đó mới thật sự là “đốt tiền”.

– Một người có tư duy tốt sẽ biết cần phải làm gì khi chưa biết cách vận hành các công cụ truyền thông, thậm chí họ sẽ biết phải làm gì khi không có đủ điều kiện. Nhưng sẽ không có trường hợp ngược lai, những người giỏi về công cụ chưa chắc đã biết gì về Marketing, chỉ cần một thay đổi nhỏ về sản phẩm, khách hàng mục tiêu, hay một môi trường khác, là kinh nghiệm coi như không có. Làm Marketing là cả một quá trình, với rất nhiều yếu tố để đạt được mục tiêu chứ không chỉ “đốt tiền” chạy quảng cáo. Với nền tảng tư duy Marketing vững chắc, bạn thậm chí có cách thoả mãn nhu cầu khách hàng với chi phí tối thiểu!

Lời kết

Sau khi xem qua các chia sẻ ở trên thì chắc hẳn phần nào bạn cũng đã khắc phục được những hiểu lầm về Digital Marketing, tuy nhiên đây chỉ là một vài chia sẻ dùng để tham khảo chứ không phải là tất cả. Trong những năm sắp tới thì Digital Marketing vẫn đang cực kì phát triển mà được nhiều cá nhân hay doanh nghiệp chú trọng vào, nhưng đừng vội thấy vậy mà hấp tấp làm ngay không có sự chuẩn bị kỹ càng. Trước hết bạn cần phải tìm hiểu chuyên sâu và nắm vững những kiến thức mới có thể bắt đầu thực tiễn, chỉ có như vậy thì việc tiếp thị của bạn mới có thể thu hút và có được doanh thu.

4.7/5 - (4 bình chọn)
Phạm Thiệp
Follow me
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x