fbpx

Xu hướng chuyển dịch marketing chuyển đổi

Theo báo cáo mới nhất từ Tổng Cục Thống kê, mỗi tháng tại Việt Nam có gần 12.000 doanh nghiệp phải đóng cửa vì kinh doanh thua lỗ. Trước ảnh hưởng của đại dịch, nhiều doanh nghiệp cho rằng cần cắt giảm chi phí Marketing trước tiên để tiết giảm chi phí mà không biết rằng đó chính là “liều thuốc độc”, nó không cứu mà ngược lại sẽ làm doanh nghiệp tuột dốc dần trên thị trường.
Marketing theo hiệu quả chuyển đổi – Performance Marketing – Giải pháp cho mùa dịch hay sự chuyển dịch tất yếu?
Đợt bùng nổ của đại dịch Covid đã khiến nhiều ngành công nghiệp hứng chịu sự thiệt hại nặng nề. Trong khi một số doanh nghiệp trên thế giới đang tìm cách hồi phục thì vẫn có nhiều công ty thận trọng trong việc chi ngân sách quảng cáo. Trong báo cáo “Digital Ad Spending 2021” vừa được công bố vào tháng 3/2021 vừa qua, eMarketer cho biết mức ngân sách dành cho quảng cáo Digital chỉ đạt mức 2.4%, thấp hơn 13,5% so với cùng kỳ 2019. Tuy nhiên ở năm 2021, con số này được kỳ vọng sẽ tăng lên mức 17%. Đứng trước mức ngân sách hạn chế như thế, có thể thấy các doanh nghiệp cũng mong muốn nhận được giá trị trên mỗi đồng quảng cáo sẽ bỏ ra. Và đây là lúc Performance Marketing phát huy vai trò của mình.
2
Biểu đồ ngân sách chi tiêu cho Digital Marketing
Performance Marketing không phải là một khái niệm mới, tuy vậy lại chưa quá phổ biến tại Việt Nam. Đây là phương thức Digital Marketing cho phép doanh nghiệp chỉ trả phí trên hiệu quả chuyển đổi “cuối phễu” mà mình mong muốn, loại bỏ/ giảm tối đa các chi phí “đầu phễu”.
So với trước đây, tư duy của các marketer hiện đại ngày càng nghiêng về đáp án để giải bài toán “Chi phí – Lợi nhuận”. Minh chứng rõ nhất chính là sự ra đời lần lượt của các chỉ số Performance trong thời gian qua. Từ chỉ số sơ khai CPD (Cost-per-duration: Chi phí hiển thị quảng cáo trong một thời gian xác định) đã dần hình thành thêm CPM (Cost-per-impression: Chi phí quảng cáo cho 1000 lần hiển thị); CPA (Cost-per-action: Chi phí cho một hành động cụ thể); CPC (Cost-per-click: Chi phí cho một lượt click); CPS (Cost-per-sale: Chi phí cho một lượt mua hàng thành công); CPO (Cost-per-order: Chi phí cho một lượt đặt hàng thành công); CPL (Cost-per-lead); CPQL (Cost-per-qualified-lead); CPI (Cost-per-instal) cho đến CPR (Cost-per-register: Chi phí cho một lượt đăng ký tài khoản trên app thành công).
Có thể thấy, yêu cầu và mong muốn của các Marketer nói riêng và các chủ doanh nghiệp nói chung đang dần tăng lên. Không còn là xu hướng hay một giải pháp tạm thời cho mùa dịch, Performance trong marketing đã trở thành nhiệm vụ tất yếu đối với tất cả marketer để đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tất cả đều cần được cân đo đong đếm một cách chuẩn xác.
Hệ sinh thái các giải pháp tăng trưởng hiệu quả để doanh nghiệp tăng chuyển đổi và doanh số mà không làm tăng chi phí, tối ưu ROI

Tỷ lệ chuyển đổi (CR) Marketing Online?

0011 png

Để đi vào khái niệm tỷ lệ chuyển đổi (CR), chúng ta cùng tìm hiểu trước về một khái niệm quan trọng trong kinh tế học ROI (Return on Investment) là Tỷ lệ lợi nhuận ròng so với chi phí. Trong marketing online tỷ lệ ROI được đo lường thông qua đo lường CR. Phương pháp chính xác mà bạn sử dụng để tính ROI tùy thuộc vào các mục tiêu của bạn.

Một cách để xác định ROI là: (Doanh thu – Giá vốn hàng bán) / Giá vốn hàng bán.

Giả sử bạn có một sản phẩm cần chi phí 100 đô la để sản xuất và bán với giá 200 đô la. Bạn bán được 6 sản phẩm nhờ vào việc quảng cáo các sản phẩm này trên AdWords. Tổng doanh số của bạn là 1.200 đô la và chi phí AdWords của bạn là 200 đô la. ROI của bạn là (1.200 đô la – (600 đô la + 200 đô la))/(600 đô la + 200 đô la) = 50%.

ROI là mục tiêu của bạn, có thể là doanh thu bán hàng, số lần xem trang, khách hàng tiềm năng … Vậy để tăng ROI bạn cần tăng CR trên một mức ngân sách dành cho Marketing online không đổi.

Trên công thức tính tỷ lệ chuyển đổi ở trên rõ ràng bạn thấy rằng để tối ưu hiệu quả của marketing online là tăng CR, và đồng nghĩa với việc tăng ROI (tỷ lệ lợi nhuận)

Để hiểu rõ tầm quan trọng của CR, chúng ta cùng xem một ví dụ dưới đây:

Một website A, có lượng truy cập là 10.000 người/tháng.

– Chi phí để thu hút 1 người vào website A là: 1000đ (gọi là c)

– Tỷ lệ chuyển đổi (CR) giả định là CR = 2%. Giả sử tỷ lệ chuyển đổi này là đo lường khách mua hàng

– Giá trị một đơn hàng bán ra cho khách hàng mua hàng là 500.000đ (gọi là t)

Vậy chúng ta sẽ có:

– Chi phí Marketing để đưa được 10.000 người vào website / tháng là: 10.000 x 1.000 = 10.000.000đ

– Với tỷ lệ chuyển đổi 2%, Vậy với 10.000 người vào website sẽ có 200 người mua hàng.

– Giá trị mỗi đơn hàng là 1.000.000đ, Doanh thu là = 200 x 500.000 = 100.000.000đ

– Giả sử chi phí cho sản xuất, bán hàng, kế toán… là 70% của doanh thu. Tức doanh thu thuần = 100.000.000đ x 30% = 30.000.000đ

– Vậy lãi gộp sẽ là: 30.000.000đ – 10.000.000đ = 20.000.000đ / tháng

5/5 - (2 bình chọn)
Phạm Thiệp
Follow me
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x