Mục tiêu marketing phụ thuộc vào ngành, sản phẩm hay dịch vụ mà công ty hay chính bạn đang muốn hướng tới. Dưới đây là 7 mục tiêu marketing quan trọng mà bạn có thể đặt ra.
Mục tiêu marketing là các mục tiêu cụ thể được mô tả trong một kế hoạch tiếp thị hay còn gọi là Marketing Plan. Các mục tiêu này có thể bao gồm các hạn ngạch, nhiệm vụ, cải tiến KPI hoặc các tiêu chuẩn được dựa trên hiệu suất khác, sử dụng để đo lường thành công tiếp thị. Khi mục tiêu marketing được xác định và thiết lập rõ ràng, các mục tiêu có thể đo lường được chính là chìa khóa để các nhà tiếp thị thành công.
Các mục tiêu marketing rất quan trọng vì chúng cung cấp cho bộ phận tiếp và công ty các phương hướng, mục đích và tầm nhìn. Nhóm tiếp thị có thể xác định xem chiến dịch hoặc nỗ lực của họ có hiệu quả, có đúng đắn hay không và loại tác động nào mà họ có đối với doanh số bán hàng, hiệu suất hoặc mức độ tương tác, bằng cách đặt ra các mục tiêu có thể đo lường. Khi có một kế hoạch rõ ràng, nhóm tiếp thị sẽ biết được mục tiêu của họ, các bước họ cần phải thực hiện để đạt được những mục tiêu đó và cách họ đo lường được mức độ thành công.
Nếu doanh nghiệp, công ty của bạn đang có một thị trường cần phải chinh phục hoặc có một sản phẩm mới chuẩn bị ra mắt. Bất kể chuyện gì, hoặc bằng cách nào đó, mục tiêu luôn xoay quanh cốt lõi làm sao để định vị và nâng cao độ nhận diện cho thương hiệu đó. Khi thực hiện mục tiêu, điều cần phải lưu ý đó là hãy lưu tâm đến các địa điểm mà khách hàng tiềm năng của bạn dành nhiều thời gian nhất, loại content và cách tiếp cận nào phù hợp là cực kỳ quan trọng.
Đặc biệt hơn hết, khi bạn tác động tích cực đến khách hàng của mình, họ có thể sẽ trở thành những người ủng hộ thương hiệu, chia sẻ nội dung và truyền kinh nghiệm tích cực của họ cho mọi người xung quanh như bạn bè, gia đình và đồng nghiệp.
Khách hàng tiềm năng là những cá nhân có thể trở thành khách hàng mới. Khi bạn xác định và nắm bắt được tâm lí những người tiêu dùng có khả năng trở thành khách hàng nhất, bạn thu thập thông tin liên hệ của họ để bộ phận marketing hoặc bán hàng có thể gửi cho họ thông tin chi tiết và khuyến mãi về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
Các nhà lãnh đạo tư tưởng là những cá nhân hoặc tổ chức được mọi người tin tưởng và công nhận với tư cách là người có thẩm quyền trong lĩnh vực của họ. Nếu mọi người xem công ty của bạn là một công ty dẫn đầu về tư tưởng trong ngành, họ sẽ tìm đến công ty để có được tư vấn chuyên môn và lời khuyên trong lĩnh vực đó, điều này cuối cùng có thể mang lại doanh số bán hàng theo mong muốn.
Những tương tác, trò chuyện, hội thảo marketing giữa doanh nghiệp và khách hàng cần tiến xa hơn nữa đến việc có thể tạo ra những cơ hội kinh doanh mới. Hiện nay, một điều quan trọng hơn cả việc làm hài lòng khách hàng hiện tại đó là làm sao giữ họ và doanh nghiệp của họ phụ thuộc tương hỗ với doanh nghiệp của bạn.
Họ sẽ giới thiệu bạn với bạn bè và đồng nghiệp của họ. Nếu mục tiêu marketing của bạn đưa ra là giữ chân và phát triển khách hàng hiện tại thì có rất nhiều cách để đạt được mục tiêu này. Ngoài ra, đừng quên cho khách hàng thấy được các cơ hội quý giá mà bạn có thể cung cấp cho họ.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một công cụ marketing kỹ thuật số mà đa số các công ty dựa vào để tăng lưu lượng truy cập vào web và nhận thức về thương hiệu. Website của bạn càng đầu tư SEO, bạn càng có thể được nhiều người biết đến và tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng.
Truyền thông xã hội là một nền tảng khá quan trọng để tương tác với khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại của bạn, đồng thời dễ dàng tiếp cận mọi người về thương hiệu của bạn và tạo ra khách hàng mới. Xu hướng của người tiêu dùng hiện nay đang dần chuyển dịch lên thế giới số. Việc tương tác, tìm hiểu thông tin, đặt hàng qua các trang mạng xã hội đang ngày càng tăng trưởng, đặc biệt là với giới trẻ. Vậy nên, đây sẽ là một mục tiêu marketing mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua.
Tỷ lệ chuyển đổi sẽ thể hiện những người đã tiếp cận sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn và sau đó trở thành khách hàng. Bạn có thể tính toán và đo lường sự gia tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng cách chia số người mua hàng cho tổng số khách đã tiếp cận sản phẩm/dịch vụ. Đồng thời theo dõi xem tỷ lệ phần trăm này liên tục tăng lên hoặc giảm để tìm ra cách khắc phục nhằm đáp ứng các mục tiêu marketing.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ TRUYỀN THÔNG AKENDA
Bí Kíp Sáng Tạo Nội Dung TikTok Bùng Nổ Với Kho Công Cụ Miễn Phí…
Top các ý tưởng tiếp thị bất động sản hiệu quả nhất hiện nay Thị…
Nhằm hỗ trợ nhà quảng cáo đo lường chuyên sâu hơn cho website, cung cấp…
Chào các bạn ứng viên yêu quý! Chúng tôi là Akenda Media Với mục tiêu…
Danh sách kiểm tra tối ưu hóa chung Bán hàng trực tuyến, khách hàng tiềm…
ChatGPT: Đánh Thức Khả Năng Sáng Tạo Của Bạn Giới thiệu về ChatGPT Nếu bạn…